Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Cách làm thịt cuộn


Món ngon  thịt cuộn này có thêm phần sốt đặc cực hấp dẫn ăn kèm nữa đó.

Nguyên liệu : 

- 1 củ cải trắng lớn
- 200g thịt lợn xay
- 30g nấm hương
- 1 trái ớt sừng trâu
- 1 cọng hành lá
- Gừng băm nhỏ
- Gia vị: muối, bột ngô, xì dầu
Cách làm:
  • 1
    Rửa sạch ớt, nấm và hành lá, sau đó băm nhỏ.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 1
  • 2
    Cho nấm, hành lá, và ớt xắt nhỏ vào phần thịt xay rồi trộn đều.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 2
  • 3
    Tiếp tục cho muối, gừng và 1 muỗng canh xì dầu vào trộn đều.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 3
  • 4
    Bào bỏ vỏ củ cải, rửa sạch rồi cắt thành từng lát thật mỏng.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 4
  • 5
     Tiếp theo, cho phần cải đã xắt vào nước sôi luộc sơ rồi nhúng qua nước lạnh. Sau đó, mình vớt cải ra để ráo.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 5
  • 6
    Cho thịt vào miếng củ cải rồi cuộn lại, độ ẩm trong thịt sẽ cố định miếng cải. Sau đó, mình đặt các cuốn vừa làm lên đĩa.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 6
  • 7
     Đặt đĩa lên nồi nước rồi hấp cách thủy.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 7
  • 8
    Đến khi nước trong nồi sôi, mình hấp thêm khoảng 7-8 phút nữa.
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 8
  • 9
    Trong một nồi khác, cho 1 muỗng canh xì dầu và bột ngô pha với một ít nước. Nếu thích ăn cay, các bạn có thể cho chút ớt băm vào nữa nhé!
    Sau khi củ cải cuộn chín, bạn chỉ cần cho ra đĩa và rưới nước sốt lên là hoàn thành rồi đó!
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 9
  • 10
    Món thịt cuộn rau cải thơm ngon của chúng mình đã sẵn sàng rồi này!
    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 10
    Mình có thể trang trí thêm với một ít ngò để món ăn thêm phần sống động nhé!

    Thịt cuộn lạ miệng cho bữa tối 11

    Phần củ cải mềm giòn, ăn kèm với thịt xay và nước sốt đặc rưới lên trên thật là hấp dẫn quá đi!

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Khoai tây xoắn xúc xích, bánh mì kẹp


Từ một củ khoai tây được xuyên cắm vào thanh que tre, chiếc máy cắt khiến nó biến hình thành một xiên khoai tây xoắn cực kỳ bắt mắt. Nhưng để món ăn này trở nên bổ dưỡng thì công lao này lại thuộc về người dân Địa Trung Hải, vì từ hàng trăm năm nay họ đã khám phá ra rằng vỏ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Sau này các nhà dinh dưỡng học cũng đã phân tích rằng phần lớn chất xơ của khoai tây nằm trong vỏ. Vitamin C và các vi chất có lợi khác cũng nằm ở vỏ và lớp thịt gần vỏ. Hơn thế nữa, vỏ khoai tây có chứa kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể đề kháng vi khuẩn có hại. Vì thế với khoai tây xoắn, bạn không phải xoắn về sức khỏe. 
khoai-tay-xoan-xuc-xich-banh-mi-kep-hot-dog-my
PATO - 3B Ngõ Bảo Khánh là cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội mang tới thực khách món ăn hết sức hấp dẫn này. Không chỉ độc đáo về mặt hình thức, khoai tây xoắn của PATO còn lạ về mùi vị. Đó là cảm giác ngọt, bùi tan trong miệng của thịt khoai tây được chiên tới độ quyện với vị chan chát dịu nhẹ của vỏ khoai, thêm bột pho-mát thì không có gì quyến rũ bằng. Chỉ có ở PATO mới có khoai tây chiên cả củ và để vỏ như vậy.

Người Mỹ quả thực khôn khéo khi phát triển món ăn này theo một đường hướng cực kỳ "xôi thịt", đó là món "Khoai tây xoắn xúc xích". Sở hữu một vẻ ngoài hấp dẫn đến khó chối từ, khoai tây xoắn xúc xích là món ăn độc nhất không nơi đâu có ngoài PATO - 3B Ngõ Bảo Khánh. Với 2 chiếc xúc xích xiên que nối đuôi nhau tựa tàu ngầm đi xuyên qua lõi của một củ khoai tây xoắn, món ăn này trở thành một trong những món ăn chơi vĩ đại nhất thị trường Mỹ, nhất là trong các dịp lễ hội. 

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát


Thưởng thức đồ uống được pha chế từ si-rô lê gừng thật ngon thật thú vị.
Nguyên liệu
- 1 ½ chén + 1 chén đường
- 1 chén quả lê
- 2 muỗng canh gừng
- 1 ½ chén nước
- 1 thanh quế
- 1 nhúm muối
Cách làm:
- Cắt nhỏ lê và gừng.
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 1
- Cho 1 muỗng canh đường vào một chảo với lê và gừng. Đun trong 5 phút cho đến khi lê mềm.
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 2
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 3
- Thêm 1 ½ chén đường, nước, thanh quế và muối vào chảo rồi đun sôi. Tắt bếp. Nếu bạn muốn hương vị đậm đà, rõ nét hơn, bạn có thể để nguội thêm si-rô lê gừng trong 30 phút.
- Lọc lấy phần si-rô lê gừng. Lọc làm 2 lần sau đó cho si-rô lê gừng đã nguội vào trong chai hoặc bình và dùng dần.
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 4
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 5
Bạn có thể pha chế đồ uống từ si-rô lê gừng như sau:
1. Cho đá vào cốc, đổ 2/3 cốc là nước ngọt có ga Sprite hoặc 7-Up. Sau đó thêm 30ml si-rô lê gừng. Khuấy đều và thưởng thức nhé!
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 6
2. Pha Cocktaik
Cho đá vào bình shaker (bình pha cocktail), thêm 30ml si-rô lê gừng, 60ml rượu vodka hoặc rượu gin. Sau đó bắt đầu lắc cho đến khi cảm thấy lạnh tay.
Rót cocktail ra ly martini và trang trí với một lát lê
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 7
3. Cho đá và cốc, say đó cho thêm 30ml si-rô lê gừng vào, 60ml rượu gin, 30 ml nước tăng lực, khuấy đều và thưởng thức.
Giải khát với si-rô lê gừng thơm ngát - 8
Chúc các bạn thành công với si-rô lê gừng!

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Thịt gà xào giá


Nguyên liệu
- 1 bịch đùi gà góc tư khoảng 400g
- 300 g giá
- Hành tím, tỏi, ngò, bột cà ri, bơ, sốt cà chua, gia vị. 
 
Bước 1: Hành tím, tỏi băm nhỏ khoảng 2 M. Giá, ngò nhặt rễ, rửa sạch để ráo. Đùi gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp vào 1 M bột cà ri đầy, 1 M hành tỏi băm, 1 m bột nêm, để 30 phút cho thấm.
Bước 2: Bắc chảo nóng, phi thơm hành tỏi còn lại với bơ.

Bước 3: Cho gà vào chiên chín vàng. Khi gà chín cho giá vào xào.

Bước 5: Giá rất mau chín nên cho sốt cà vào luôn, đảo đều. Nêm lại cho vừa ăn.

Cho ra đĩa, trang trí ngò và ớt, dùng nóng với cơm.

Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon


Nhâm nhi từng miếng tôm nướng thơm lừng trong thời tiết này thật tuyệt.

Nguyên liệu:

- Tôm sú tươi loại to
- Nấm rơm
- Bơ
- Tỏi
- Nấm mỡ
- Lá oregano
- Dầu oliu
- Que xiên
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 1
Cách làm:
Bước 1: Tôm rửa sạch để ráo nước, dùng que xiên dọc mình tôm.
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 2
Bước 2: Nấm bổ làm đôi để riêng, tỏi băm nhỏ chia làm 2 phần, 1 nửa trộn cùng dầu oliu trong 1 bát nhỏ. Đợi khoảng 20 phút để tinh dầu thơm trong tỏi tiết ra, dùng chổi phết đều phần dầu tỏi đó lên tôm, nghỉ 5 phút lại tiếp tục phết thêm lần nữa.
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 3
Bước 3: Nướng chín tôm bằng lò nướng hoặc bằng than hoa.
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 4
Bước 4: Phi thơm 1/2 chỗ tỏi còn lại với 1 chút bơ.
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 5
Bước 5: Cho nấm vào đảo với 1 nhúm nhỏ muối tinh, khi nấm chín các bạn mới rắc đến lá oregano.
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 6
Tôm nướng nấm tỏi thơm phức, nóng hổi khiến chẳng ai có thể nỡ chối từ.
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 7
Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc vì sao trong món ăn mình không sử dụng thêm bất cứ gia vị nào ngoài muối, bởi tuy cách làm rất đơn giản nhưng chính sự tươi ngon hoàn hảo của nguyên liệu ban đầu sẽ làm nên hương vị thật ấn tượng khi thưởng thức.
Tôm nướng nấm tỏi siêu ngon - 8
Chúc các bạn ngon miệng!

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Khám phá món cháo cho ngày hè


Cơm và cháo là hai món ăn thường ngày nhất của người Việt. Người Việt thường quan niệm cơm để ăn cho “chắc bụng”, còn cháo thì ngược lại. Cháo “dễ nuốt” lại bổ dưỡng nên rất phù hợp với người đang ốm, cơ thể suy nhược…Và vì dễ ăn, lại mát nên nó cũng là món phổ biến trong mùa hè.

Trước đây, người ta thường chỉ dùng hai nguyên liệu chính là gạo và nước để nấu cháo. Bây giờ, người ta nấu cùng với các nguyên liệu khác nên có đến hàng trăm món cháo khác nhau. Các loại cháo đậu, đỗ ngọt, mặn; cháo thịt, cháo ruốc, cháo sườn, cháo trai, cháo lòng, cháo gà, cháo cá… Có nhiều loại cháo đến nỗi không thể kể hết ra đây một lúc được. Ở mỗi vùng miền Việt Nam thường có những loại cháo rất ngon được nấu bằng đặc sản của địa phương.

Nấu cháo cũng dễ mà cũng khó. Dễ vì không cầu kì trong việc tìm nguyên liệu, phụ gia. Khó vì chỉ cần lượng nước và gạo trong nồi không tương thích là nồi cháo mất ngon ngay. Một là sẽ loãng thếch nếu đổ quá nhiều nước so với lượng gạo. Hai là sẽ vón cục, bị khê vì đổ quá ít nước. Nấu cháo cũng rèn luyện cho người ta tính kiên nhẫn. Lúc dầu khêu lửa thật to để đủ sức làm hạt gạo chao đảo trong nồi rồi nở bung ra. Sau đó, lửa phải khêu thật nhỏ để ninh cho cháo được chín nhừ, nhuyễn ra.


Để có một nồi cháo ngon lành thì lượng nước phải nhiều gấp ba lần lượng gạo. Mà muốn cháo thơm ngon thì phải nấu vào nồi chỉ dành riêng để nấu cháo thôi. Nếu nấu vào các nồi dùng để kho hay rán thì nồi cháo nấu ra sẽ mất đi hương vị đặc trưng thơm ngon của nó.

Có nhiều loại cháo dân dã, thanh bạch dường như quá quen thuộc với đời sống những người nông dân lam lũ. Đơn giản nhất là bát cháo trắng, nhà ai “sang” hơn thì cho thêm vài cọng hành tươi, thế là đã rất dậy mùi, hấp dẫn và ngon miệng rồi. Có nhà còn tận dụng cơm nguội để nấu cháo, người ta hay gọi đó là loại cháo tù. Vì gạo đã nấu chín thành cơm rồi nên lượng nước đổ vào cũng ít hơn. Loại cháo này thường ăn chung với thịt, cá kho thật mặn hay chỉ đơn giản là với mấy quả cà muối là ngon miệng rồi. Những loại cháo mộc mạc này ngày nay cũng không còn phổ biến nữa. Thay vào đó là các loại cháo bổ dưỡng do được nấu với rất nhiều nguyên liệu khác như rau, củ, quả, thịt, cá… Người ta còn ăn cháo kèm với quẩy hay có nơi ăn kèm cùng bánh đa để tăng thêm độ bùi, thơm của cháo. Những bát cháo lươn xứ Nghệ thì không thể thiếu được những miếng bánh đa giòn tan, thơm mùi vừng.


Bát cháo ngày càng được tô điểm thêm nhiều phụ gia khiến nó trở thành một món ăn phong phú và được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Không chỉ đơn thuần là thức ăn cho người bệnh, người già, trẻ nhỏ mà nó còn góp phần bổ sung thêm những nét văn hoá trong bức tranh ẩm thực Việt. Khi đời sống tinh thần của con người được nâng cao cũng là lúc người ta thưởng thức nó như một thứ nghệ thuật, một món quà ẩm thực tinh tế. Nó có mặt trong những gánh hàng rong, trên vỉa hè hay trong những nhà hàng sang trọng. Nó cũng len lỏi vào mọi tầng lớp trong xã hội bởi có một thực đơn phong phú các loại cháo thích hợp với nhiều tầng lớp khác nhau. Đơn giản có, cầu kì có. Thanh đạm có, bổ dưỡng cũng có.


Không ai còn lạ gì hình ảnh những nồi cháo lớn trong quán tranh liêu xiêu bên gốc đa hay trong góc chợ quê. Trên cái chõng tre nho nhỏ được bày những đĩa tép rang, bát củ cải muối… ăn kèm cháo. Các bà, các cô đi chợ vào ăn một bát lót dạ. Đám trẻ con khoái món này vì dễ ăn và lạ miệng, ngon hơn bát cơm nguội với mấy con cá khô ở nhà. Ở Hà Nội, cháo là thứ quà sáng được ưa chuộng. Nó cũng xuất hiện trong thực đơn ăn đêm của giới trẻ hay những người lao động về khuya. Chỉ là bát cháo nhỏ bé vậy thôi mà đủ sức xua đi cái nóng oi ả mùa hè hay làm ấm dạ trong những ngày đông rét buốt. Cháo vì thế mà trở thành món ăn tinh thần của người Việt, bên cạnh vô vàn các món ăn cao sang…

Tôm viên chiên giòn


 Thử chế biến món tôm theo cách này nhé, vẫn là nguyên liệu từ tôm nhưng cả nhà bạn sẽ thích mê với tạo hình mới mẻ cho món ăn ngon này.

Nguyên liệu:
200 g tôm
3 muôi canh tinh bột sắn
1 thìa cà phê muối
1 chút đường
Hạt tiêu sọ
Dầu ăn

Cách làm:

Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Rửa sạch tôm với nước rồi để ráo
Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Dùng dạo rạch nhẹ vào sống lưng tôm rồi bóc sạch vỏ
Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Sau khi làm sạch vỏ băm nhuyễn tôm
Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Bỏ tôm băm nhuyễn vào bát, thêm chút bột sắn, hạt tiêu, muối, đường
Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Dùng tay trộn đều
Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Viên hỗn hợp thành từng viên tròn
Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Bắc chảo sâu lòng lên bếp, đổ ngập dầu ăn, cho tôm vào chiên vàng
Tôm viên chiên ngon tuyệt cú
Sau khi tôm chiên xong bày ra đĩa và trang trí thêm rau mùi, dưa leo nhé. Tôm vàng rộm, ăn rất ngon và ngọt.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Cơm pulao của Ấn Độ


Cũng như người Việt, cơm vẫn là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của người Ấn Độ. Không “bình dân” và có cách chế biến đơn giản như ở nước ta, cơm pulao là món chay nổi tiếng tượng trưng cho ẩm thực Ấn Độ và là một trong những món ăn đắt nhất trong thực đơn các nhà hàng ở đất nước Phật giáo. Ảnh hưởng từ nền ẩm thực của các quốc gia lân cận và là một đất nước của Phật giáo cho nên các món ăn của người Ấn Độ rất đa dạng về thành phần, hương vị.
Ẩm thực Ấn được đông đảo du khách biết đến với sự phong phú của các món chay đặc biệt là hương vị đặc trưng của cơm pulao. Đây là món ăn ngon được dùng phổ biến trong các dịp quan trong như lễ cưới hỏi.

Cũng là cơm nhưng cơm pulao lại có cách thức nấu cơm khác của người Việt. Nồi cơm của người Việt muốn ngon chỉ cần người nấu nắm được lượng nước thích hợp với gạo. Đổ gạo vào sau khi nước sôi để cơm vừa ngon lại giữ được nguyến chất dinh dưỡng. Ở Ấn Độ thì khác, gia vị được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra một món ăn ngon. Chúng có tác dụng làm sánh đặc thức ăn người ta lấy gạo xào với dầu hoặc bơ trước khi cho nước vào nấu. Khi gạo gần chín, người ta còn cho nhiều phụ liệu khác vào. Những phụ liệu như tiêu, hạt cumin, quế…được chiết xuất từ các loại thảo mộc chính là nguyên liệu để tạo nên hương vị của cơm pulao. Tuy nhiên, điều tạo nên đặc trưng và hấp dẫn của món ăn không phải chỉ ở các hương liệu đó mà chính là ở paneer và những hạt đậu Hà Lan bé nhỏ.


Paneer trong món cơm pulao của người Ấn Độ là một hỗ hợp được làm từ sữa tươi, lên men nhẹ để đóng thành khối chắc. Điều đặc biệt là những viên paneer này không bị vỡ khi xào, nấu. Có người gọi đây là loại pho - mát đặc biệt, rất bổ dưỡng và dễ ăn chỉ riêng có ở Ấn Độ.

Cơm pulao hấp dẫn bởi những viên paneer rắn, không vỡ nát, cắn từng miếng mà cảm giác êm mượt như nhung và mùi hương quyến rũ từ các gia vị thảo mộc. Bởi vậy mà Pulao cuốn hút và chinh phục ngay cả những người mới thử ăn chay lần đầu tiên. Sự dung hoà các vị ngọt sữa, trái cây và rau củ một cách khéo léo tạo nên món ăn mang màu sắc hấp dẫn và hương vị tuyệt vời.


Các món chay Ấn Độ nói chung và cơm pulao nói riêng là sự phối hợp phong phú của nhiều loại nguyên liệu, hương liệu thiên nhiên. Các gia vị tạo hương thơm đặc trưng cho món cơm không ở dạng tươi, dạng nước mà được rang lên cho khô sau đó mới nêm nếm vào cơm. Có như vậy vị món cơm pulao mới đậm đà, lâu tan rất hấp dẫn người thưởng thức.

Ẩm thực Ấn Độ cuốn hút du khách bởi sự tinh tế của hương vị và màu sắc. Cơm pulao là món ăn tượng trưng cho văn hóa ẩm thực đất nước Phật giáo. Nói đến ẩm thực Ấn Độ là người ta nghĩ ngay đến món cơm pulao và ngược lại, nhắc đến cơm pulao thì ai cũng biết món ăn đó đến từ nước Ấn.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Cocktail ba tầng tuyệt đẹp


Được làm từ cam, kem tươi và rượu Cointreau, ly cocktail đặc biệt này lung linh như một áng cầu vòng đẹp đến siêu lòng người.

Nguyên liệu: 8-10 múi cam, 1 khoanh bánh ngọt, 2 muỗng kem tươi, Rượu Cointreau, Vỏ cam tươi cắt nhỏ, 1 lát cam tươi cắt tròn để trang trí

Cách làm:Ngâm múi cam vào rượu Cointreau qua đêm trong bình kín và giữ trong tủ lạnh.
Pha 1 muỗng cointreau với 2 muỗng kem tươi. Nạo vỏ cam vào kem. Đánh kem nổi bọt bằng máy xay tay trong 5 phút cho kem dậy bọt mịn. Để riêng.

Dùng li thủy tinh cao, cho múi cam xuống đáy cùng với nước rượu ngâm. Cắt khoanh bánh thành hình tròn vừa đủ lọt vào giữa li. Nén lát bánh nằm ngay trên phần múi cam vào rượu. (Xem hình)
Trút kem lên lát bánh, rắc vỏ can cắt nhỏ lên trên. Trang trí lát cam tươi trên miệng li. Ướp lạnh và thưởng thức.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Cơm ngon với canh dưa leo và trứng rán nấm


Món canh sườn non nấu với dưa leo thanh mát và trứng rán nấm đơn giản, dễ ăn rất thích hợp cho các bà nội trợ bận rộn đấy. Bạn làm cho cả nhà vừa nhanh, ăn ngon lại đủ chất.
Canh sườn non nấu với dưa leo

Nguyên liệu:
  • 250 g sườn non
  • 1 quả dưa leo
  • 1 củ cà rốt
  • Hành lá, rau mùi, muối, đường, hạt tiêu.
Cách làm:
  • Sườn non chặt khúc nhỏ, rửa sạch, cho sườn vào nồi, thêm nước lọc đun sôi.
  • Dưa leo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, bỏ ruột. Vì dưa leo nhanh chín nên bạn cắt khúc lớn, nếu cắt nhỏ thì dưa leo sẽ nhanh mềm và không giữ được độ giòn lâu.
  • Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh tròn nhỏ.
  • Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
  • Phần nồi nước hầm sườn non đun khoảng 35-40 phút thì cho cà rốt vào đun cùng, nêm vào nồi canh một ít muối.
  • Bạn đun đến khi cà rốt và sườn non mềm vừa ý thì cho dưa leo vào đun cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
  • Tiếp tục đun đến khi nồi canh sôi lại, bạn tắt bếp, không nên đun lâu sẽ mất độ giòn của dưa leo.
  • Thêm rau mùi, hành lá thái nhỏ vào. Múc ra bát lớn dùng làm món canh ăn với cơm.
Trứng rán nấm

Nguyên liệu:
  • 300 g nấm, có thể dùng nấm thủy tiên hay nấm rơm
  • 3 quả trứng gà
  • Hành lá, hành khô, muối, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách làm:
  • Nấm cắt bỏ chân nấm, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo. Dùng dao băm thô hoặc băm nhuyễn nấm.
  • Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  • Trứng gà đập vào bát, thêm nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một ít hành lá và một ít hạt tiêu, đánh trứng tan.
  • Đun nóng một ít dầu ăn, phi hành thơm, cho nấm vào xào, khi xào nấm sẽ ra nước bạn nhanh tay xào lửa lớn để nấm rút bớt hết nước, rưới vào một ít nước mắm, xào khoảng 5-6 phút.
  • Khi nấm dần khô bớt nước, đổ trứng vào rán vàng đậy kín nắp nồi khoảng 5-6 phút mỗi mặt, đến khi trứng chín mỗi mặt.
  • Lật tiếp mặt kia rán đến khi vàng đều.
  • Tắt bếp múc ra đĩa dùng kèm với cơm và canh.
Chúc bạn thành công và ngon miệng!